Hội chứng chuyển hóa làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh nguy hiểm
6 thực phẩm nên ăn để phòng ngừa hội chứng chuyển hóa
Nam giới suy giảm testosterone cần đề phòng hội chứng chuyển hóa
Tăng huyết áp thai kỳ làm tăng nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa
Mắc hội chứng chuyển hóa - Dễ tử vong do bệnh tim mạch
Nguyên nhân gây ra hội chứng chuyển hóa
Các nhà khoa học hiện vẫn chưa thống nhất về các nguyên nhân gây nên hội chứng chuyển hóa, nhưng theo họ, dưới đây là một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa:
Kháng insulin: Insulin là một hormone của tuyến tụy giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Ở những người bị kháng insuin thì lượng glucose trong máu không được kiểm soát và dẫn đến tăng glucose. Điều này dẫn đến bệnh đái tháo đường.
Béo phì: Hội chứng chuyển hóa đang trở nên phổ biến hơn vì số lượng người bị thừa cân, béo phì đang gia tăng. Theo các nhà khoa học, những người bị béo vùng bụng sẽ có nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa cao hơn những người béo ở các vị trí khác trên cơ thể.
Người bị béo vùng bụng sẽ có nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa cao hơn
Lối sống không lành mạnh: Chế độ ăn uống không lành mạnh (ăn quá nhiều thực phẩm chế biến, ăn nhiều chất bột đường) và lối sống lười vận động là một yếu tố làm tăng nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa.
Sự mất cân bằng nội tiết: Mất cân bằng hormone do bệnh tật, do dùng thuốc hay mãn kinh có thể làm tăng nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa. Hội chứng buồng trứng đa nang là một hội chứng liên quan đến các rối loạn chuyển hóa và nội tiết.
Ngoài những yếu tố trên thì tuổi tác (nguy cơ bị hội chứng chuyển hóa gia tăng theo tuổi), di truyền (hội chứng chuyển hóa liên quan mật thiết đến tiền sử gia đình) cũng làm tăng nguy cơ bị hội chứng chuyển hóa.
Dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng chuyển hóa
Bạn có thể bị mắc hội chứng chuyển hóa nếu có từ 3 yếu tố trở lên trong các yếu tố sau:
- Kích thước vòng bụng lớn (nam có vòng bụng ≥ 90cm, nữ có vòng bụng ≥ 80cm);
- Tăng đường huyết khi đói (người bị tăng đường huyết thường có các triệu chứng như mệt mỏi, khát nước, sụt cân);
Tăng đường huyết khi đói có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh nguy hiểm
- Tăng huyết áp (người bị tăng huyết áp thường có các triệu chứng như đau đầu, chảy máu cam, chóng mặt), huyết áp ≥ 130/85mmHg.
- Triglycerid máu ≥ 150mg/dl.
- HDL-C < 40mg/dl (nam) và <50mg/dl (nữ).
Điều trị hội chứng chuyển hóa như thế nào?
Việc điều trị hội chứng chuyển hóa về cơ bản là thay đổi lối sống lành mạnh bao gồm giảm cân, hoạt động thể chất, ăn uống lành mạnh và bỏ thuốc lá. Nếu trong trường hợp thay đổi lối sống không giúp cải thiện hội chứng chuyển hóa thì bạn có thể phải dùng thuốc để điều trị và kiểm soát các yếu tố nguy cơ như tăng huyết áp, triglyceride cao, cholesterol HDL thấp và lượng đường trong máu cao.
Bình luận của bạn